Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Kỳ thi TN THPT) là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, được tổ chức từ năm 2001 đến năm 2014 và tổ chức trở lại từ năm 2020 đến nay. Mục đích ban đầu của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất chương trình trung học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Năm 2015, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập chung với Kỳ thi tuyển sinh đại học để mang tên Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thí sinh chỉ cần dự thi kỳ thi này và dựa vào điểm thi để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và xét tuyển vào các trường đại học. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được tổ chức lần cuối cùng vào năm 2019.[3][4] Kể từ năm 2020, do những tác động từ đại dịch COVID-19 đến việc dạy và học ở các nhà trường, đồng thời xuất hiện những kỳ thi tuyển sinh mới do các đại học, trường đại học tổ chức riêng như Đánh giá năng lực hay Đánh giá tư duy, Kỳ thi THPT quốc gia ngừng tổ chức, thay thế là Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trở lại với cách thức tổ chức gần giống với kỳ thi THPT quốc gia và mang mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh đại học.[5] Riêng hai năm 2020 và 2021, do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương nên kỳ thi được phân hoá làm 2 đợt cụ thể, đợt 1 tập trung vào những tỉnh thành ít chịu ảnh hưởng và đợt 2 dành cho các địa phương bị cách ly xã hội ở đợt 1. Năm 2021, các thí sinh đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở cả 2 đợt được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kể từ năm 2022, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức 1 đợt duy nhất, với mục đích chính là xét tốt nghiệp và tuyển sinh cho một số trường đại học và cao đẳng. Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có những thay đổi về số lượng môn, hình thức thi và cấu trúc định dạng đề thi.[6] Riêng năm 2025, theo Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, trong năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT với 02 loại đề thi: Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (CTGDPT 2006).[7] Đối tượng dự thiĐối tượng tham dự kỳ thi gồm:[8]
Lịch thiChương trình giáo dục phổ thông 2006Kể từ năm 2020 đến năm 2024. kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trong bốn ngày, thời gian tổ chức thi thường vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.[9][10]
Chương trình giáo dục phổ thông 2018Theo Điều 3. Môn thi của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, có 03 buổi thi:[7]
Theo Khoản 6 Điều 29. Quy trình tổ chức coi thi của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, đối với buổi thi bài thi tự chọn, thay vì Hình thức2001–2013Mỗi năm (năm 2013 về trước), học sinh thi 6 môn trong chương trình học, trong đó có 3 môn cố định là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 3 môn thay đổi theo từng năm (chọn từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý). Sau đây là danh sách các môn thi theo từng năm ngoài 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ kể từ năm 2001. Môn thi thay thế là môn dùng để thay cho môn Ngoại ngữ đối với thí sinh học chương trình GDTX hoặc không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện học tập.
2014Năm 2014, học sinh có 2 môn bắt buộc (Ngữ Văn, Toán) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong 6 môn còn lại (Hóa học, Vật lý, Địa lý. Lịch sử, Sinh học, Ngoại ngữ). Tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp trên cả nước đạt 99,02% ở hệ giáo dục THPT, 89,01% hệ giáo dục thường xuyên, bình quân chung là 99,09%.[25] Đây là năm cuối cùng tổ chức thi tốt nghiệp, trước khi tổ chức trở lại vào năm 2020.[4] 2020–2024Từ năm 2020 đến 2024, đối với thí sinh học chương trình THPT phải làm 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Đối với thí sinh học chương trình GDTX phải làm 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý).[26] Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc danh mục bí mật nhà nước cấp độ Tối mật theo quy định của pháp luật.[26]
Bài thi Ngữ văn được chia làm hai phần. Phần Đọc hiểu cho một đoạn ngữ liệu cho sẵn yêu cầu thí sinh phải thực hiện 4 yêu cầu bên dưới, tổng 3 điểm. Phần Làm văn có 2 câu hỏi, một câu 2 điểm yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề, thường sẽ có liên quan tới ngữ liệu trước đó, một câu 5 điểm yêu cầu thí sinh nghị luận về một vấn đề văn học. Bài thi tổ hợp gồm 3 môn thi thành phần. Mỗi môn thi có 40 câu hỏi với 0,25 điểm một câu, thời gian làm bài là 50 phút. Các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp sẽ được làm liên tiếp nhau, mỗi môn cách nhau 15 phút. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể lựa chọn thi một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn.[27] Kể từ 2025Kể từ năm 2025, kỳ thi gồm hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Ngoài ra, thí sinh được chọn hai trong các môn của chương trình giáo dục phổ thông, gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).[6][28] Đề thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, gồm hai phần là Đọc hiểu (4 điểm) và Viết (6 điểm). Thí sinh làm bài trong 120 phút.[6] Với các môn còn lại, hình thức thi là trắc nghiệm với ba phần. Số lượng câu hỏi từng phần của các môn khác nhau. Phần I gồm các câu hỏi với 4 phương án, yêu cầu thí sinh chọn một đáp án đúng. Phần II gồm các câu hỏi chọn đáp án đúng/sai (Mỗi câu gồm 4 lệnh a) b) c) d)) . Phần III gồm các câu dạng trả lời ngắn, yêu cầu thí sinh tô chọn đáp án (Mỗi câu điền 4 kí tự). Tổng điểm tối đa toàn bài thi trắc nghiệm là 10. Thời gian làm bài và số lượng câu hỏi của từng môn như sau:[6]
Theo Điều 20. Đăng ký dự thi của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải dự thi môn Ngữ văn, môn Toán và 01 bài thi tự chọn gồm 02 môn thi tự chọn. Thí sinh chọn 02 môn thi của bài thi tự chọn trong số các môn đã được học ở lớp 12. Thí sinh được đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông. Đối với Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh, chỉ đăng ký môn thi theo nguyện vọng.[7] Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy.[29] Điều khoản chuyển tiếp áp dụng năm 2025Theo Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, trong năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT với 02 loại đề thi: Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) và Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (CTGDPT 2006), trong đó:[7]
Tuyển sinh đại học và cao đẳngĐể tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc, thí sinh lựa chọn ba trong số sáu môn thi (được gọi là tổ hợp hoặc khối) để xét tuyển. Đây là danh sách các khối thi phổ biến thường được nhiều trường đại học sử dụng làm căn cứ tuyển sinh.
Với các khối thi năng khiếu, các trường đại học tự tổ chức thi riêng.[30]
Danh sách kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông2001–2014
2020–nay
Bê bốiLộ đề thi môn Sinh học năm 2021Đề thi môn ngữ văn
Xem thêmTham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia