Kinh tế Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ baKinh tế Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 đã có những bước phát triển nhất định về ngành thủ công nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chính sách vơ vét hà khắc của nhà Đường và các cuộc tấn công, tàn phá, cướp bóc của các nước láng giềng, kinh tế Việt Nam thời kỳ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng[1]. Nông nghiệp, lâm nghiệpNông nghiệp vẫn chủ yếu là nghề trồng lúa, trồng màu. Ngoài ra còn các cây ăn quả có sợi, cây làm mật đường và nghề trồng dâu nuôi tằm. Nghề chăn nuôi gia súc cũng phát triển. Việc khai thác sản vật rừng nhằm phục vụ cho việc cống nạp nhà Đường, lấy những đồ quý giá của địa phương. Hàng năm, An Nam phải nộp cống phẩm là lâm sản quý gồm ngà voi, đồi mồi, lông trả, mật trăn, trầm hương...[2]. Thủ công nghiệpThủ công nghiệp có những bước tiến mới so với các thời kỳ trước, tiêu biểu là các nghề rèn sắt, đúc đồng, chế tạo gốm sứ, gạch ngói, dệt vải lụa, sa the, gấm vóc. Bên cạnh kỹ thuật cổ truyền là những kỹ thuật du nhập từ bên ngoài. Cống phẩm của An Nam có những sản phẩm thủ công nổi tiếng như sa the Ái châu, bạch lạp Phong châu, Phúc Lộc châu… Chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý các ngành rèn binh khí, đóng thuyền, đúc đồng, xây cất chùa và dinh thự. Thợ được huy động chủ yếu là thợ khéo tay và có sức khỏe ở các nơi về phủ thành đô hộ theo hình thức lao dịch. Các nghề thủ công địa phương chưa tách rời nông nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra vẫn chủ yếu phục vụ tiêu dùng địa phương.
Thương mạiQua vài trăm năm, mạng lưới giao thông thủy bộ nối liền vùng trung tâm (Tống Bình) với các châu trị, huyện trị đã hình thành.
Việc hình thành mạng lưới giao thông lớn nằm trong ý định tăng cường kiểm soát của nhà Đường đối với An Nam. Đồng thời, những tuyến đường giao thông này giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi không chỉ trong phạm vi An Nam mà còn với bên ngoài. Đương thời Quảng Châu là một trung tâm buôn bán và trao đổi hàng hóa thịnh hành. Trên con đường thông từ Quảng Châu qua Nam Dương tới Ấn Độ và Ba Tư, thuyền buôn từ các nước Ả Rập, Ba Tư và Trung Quốc thường ghé qua An Nam. Lái buôn Trung Quốc thường mang các sản phẩm thủ công như đồ sứ, chè, thuốc tới bán và mùa về các sản phẩm địa phương như ngà voi, lông trả, châu báu. An Nam đã trở thành trung tâm buôn bán khá sầm uất ở phía nam Ngũ Lĩnh. Giữa Quảng Châu và An Nam có sự cạnh tranh về buôn bán. Năm 863, nhà Đường ra lệnh cho các đạo để cho thương nhân qua lại buôn bán, không được cấm đoán họ[6]. Xem thêmTham khảo
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia