Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người lãnh đạo cao nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vị trí này do Quốc hội Việt Nam bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước[1]. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 5 năm. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nhất thiết phải là Đại biểu Quốc hội. Không có quy định pháp luật Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thường là một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đương nhiệm là ông Nguyễn Huy Tiến (nhậm chức từ 26 tháng 08 năm 2024).
Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Mục 2, Điều 63 của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:[2]
Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.[3]
Danh sách Viện trưởng
Sau đây là danh sách Viện trưởng qua các thời kỳ.[4]
Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh
Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm
Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ
Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí
Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU)
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025
Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh
Ban chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải
Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành